Cúc tần hay còn có tên gọi khác là cây từ bi, câu đại ngải, hoa mai não…Loại cây này được mọc hoang trên khắp nước ta. Cây cúc tần rất quen thuộc đối với người dân ở nông thôn Việt Nam. Ngoài được sử dụng làm hàng rào trang trí nhà, cây cúc tần còn được biết đến là một trong những vị thuốc dân gian có tác dụng tuyệt vời. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về công dụng của cây cúc tần trong Đông Y cho các bạn tham khảo.
MỤC LỤC
Giới thiệu về đặc điểm của cây cúc tần
Cây cúc tần là loại cây mọc rất phổ biến tại Việt Nam. Loại cây này thường mọc thành bụi nhỏ trên mặt đất. Một cây cúc tần trưởng thành sẽ có chiều cao từ 1 – 2m, thân thẳng đứng mọc bám vào các hàng rào.
Cúc tần có đặc điểm rất đặc trưng với bề mặt bên ngoài bao phủ một lớp lông tơ mỏng. Toàn thân cây, lá toát ra một mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu. Lá cúc tần mọc so le nhau, không có cuống hoặc cuống rất ngắn. Lá có hình elip dài hẹp rất đặc trưng.
Hoa của cây cúc tần thường ra thành chùm có màu tím nhạt. Hoa cái xếp thành dây, lưỡng tính có thể tự thụ phấn. Quả của cây cúc tần nhỏ có hình trụ với 10 cạnh.
Ngoài tác dụng để làm hàng rào trang trí cho các gia đình, cây cúc tần còn được biết đến là vị thuốc dân gian tốt cho sức khỏe. Mọi bộ phận của cây cúc tần đều có thể sử dụng làm thuốc. Cây cúc tần có thể dùng tươi hoặc sấy khô dược tính cũng như nhau. Cách bào chế dược liệu từ cây cúc tần như sau:
- Đối với cây cúc tần tươi: Bạn thu hoạch vào sáng sớm rồi đem đi rửa sạch nhiều lần cho hết bụi đất mới sử dụng để làm thuốc. Muốn bảo quản cúc tần tươi lâu nên dùng tủ lạnh.
- Đối với cúc tần khô: Cúc tần sau khi được thu hái về, rửa sạch để ráo nước và cắt thành từng đoạn 3 – 5 cm. Sau đó, các bạn cho cúc tần vào sấy hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Bảo quản cúc tần khô trong túi bóng kín để nơi khô ráo, thoáng mát tránh ẩm mốc.
Công dụng của cây cúc tần trong chăm sóc sức khỏe của con người
Trong dân gian, nhiều nơi người ta đã sử dụng cây cúc tần như một bài thuốc để chữa rất nhiều bệnh lý cho con người. Dưới đây là công dụng của cây cúc tần trong Đông Y cho các bạn tham khảo:
Theo Đông Y, cây cúc tần có vị đắng, cay, tính mát và có mùi thơm nhẹ, quy vào kinh thận và phế. Công dụng của cây cúc tần được dùng để khu phong, trừ thấp, tán uất hỏa, tán phong hàn, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu thũng, tiêu đờm, lợi tiểu, hoạt huyết, kháng viêm, sát trùng, kích thích hệ tiêu hóa…Người ta thường sử dụng cúc tần để làm thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa, xương khớp, hô hấp và thận rất hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cúc tần giúp điều trị bệnh hiệu quả tại nhà cho các bạn tham khảo:
Bài thuốc chữa sỏi thận từ cây cúc tần
Nhắc đến sỏi thận không chỉ có kim tiền thảo hay râu mèo mới trị khỏi được. Mà cây cúc tần cũng được sử dụng như một bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận rất đơn giản mà hiệu quả. Bài thuốc đó cụ thể như sau: 1 nắm lá cúc tần tươi, 1 lon bia.
Cách thực hiện:
Lá cúc tần tươi đem rửa sạch giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
Sau đó, các bạn đổ 1 nửa lon bia vào hỗn hợp cúc tần ở trên và lọc lấy nước cốt uống.
Liều sử dụng: Ngày uống 2 lần nếu kiên trì sử dụng trong 1 tháng sẽ thấy kết quả bất ngờ.
Bài thuốc chữa đau đầu kèm sốt cao từ cây cúc tần
Nếu các bạn bị sốt cao kèm nhức đầu khó chịu có thể sử dụng cây cúc tần để xông hơi chữa bệnh rất tốt. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cúc tần, lá sả, lá chanh các nguyên liệu này chuẩn bị theo tỷ lệ: 2:1:1.
Cách thực hiện: Các bạn rửa sạch các loại dược liệu đó rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước, đun sôi ở lửa vừa. Sau đó, đun sôi cho đến khi chắt được 2 bát nước thì ngưng.
Liều dùng: Các bạn chia ra uống làm 2 lần mỗi ngày. Phần bã của thuốc có thể cho thêm nước cùng với 1 thìa muối hạt để đun sôi lên làm nước xông hơi giải cảm rất tốt.
Bài thuốc chữa viêm họng, viêm mũi, ho kéo dài từ cúc tần
Thời tiết thay đổi khiến cho con người dễ mắc các bệnh như viêm họng, viêm mũi và ho kéo dài. Trong trường hợp này thay vì dùng thuốc Tây, các bạn nên sử dụng bài thuốc dân gian từ lá cúc tần. Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá cúc tần, cây cỏ xước, cây cứt lợn, mỗi vị 20 gam.
Cách thực hiện: Các bạn rửa sạch các vị thuốc này rồi cho vào ấm sắc với 1 lít nước rồi đem đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi còn phân nửa thì tắt bếp. Bạn chắt thuốc ra lấy khoảng 2 bát để uống trong 1 ngày. Một liệu trình điều trị ít nhất 5 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây cúc tần
Để chữa bệnh xương khớp từ cây cúc tần, các bạn cần chuẩn bị những vị thuốc sau đây: cúc tần 20 gam, rễ cây trinh nữ, cây cỏ xước, rễ cây bưởi bung, lá lốt, cây đinh lăng, cây chìa vôi và cam thảo mỗi thứ 10 gam.
Cách thực hiện: Thảo dược đem đi rửa sạch với nước vào cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Các bạn nên đun và sắc thuốc với lửa vừa cho đến khi thuốc cô đặc lại còn 2 bát thì sử dụng.
Có thể nói, công dụng của cây cúc tần trong Đông Y còn rất nhiều. Trên đây, chúng tôi mới chỉ giới thiệu với các bạn một số bài thuốc cơ bản.
THÔNG TIN HỮU ÍCH