Sat, 10 / 2024 1:23 am | helios

Như bạn cũng thấy, móng chân của chúng ta thường có màu trắng. Và những sự bất thường của móng có thể là cảnh báo cho một vấn đề nào đó của cơ thể. Vậy móng chân bị tím, đen có phải là dấu hiệu của bệnh và liệu nó có gây nguy hiểm đối với cơ thể không? Hãy cùng Phong Cách Làm Đẹp khám phá ngay nhé!

Móng chân bị tím là bệnh gì?

Móng chân bị tím tái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất có thể là do chấn thương khi bạn chịu phải một lực nặng, vật cứng nào đó dẫn đến móng bị dập, chảy máu, lâu ngày tạo thành vết bầm tím, đen.

Tuy nhiên, nếu bạn không hề bị va chạm mạnh hay bị những tác nhân bên ngoài tác động mà móng chân bị tím đen, rất có thể móng đang gặp phải các bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Lúc này, hãy theo dõi tình trạng của móng, nếu móng chân bị tím tái lâu mà không biến mất, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra và xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.

móng chân bị tím

Móng chân bị tím tái có thể do chấn thương hoặc những nguyên nhân bệnh lý khác 

Trước khi đến bệnh viện để tìm nguyên nhân chính xác, bạn có thể tìm hiểu qua một số câu trả lời về việc móng chân bị tím là bệnh gì từ các bác sĩ, chuyên gia y tế như:

Móng chân bị tím đen do bệnh lý sức khỏe: Khi bạn bị thiếu máu hay mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, thận, móng chân của bạn cũng sẽ có dấu hiệu bị tím tái nhưng nó sẽ không tím đen đậm như dạng tụ máu.

Móng chân bị tím đen do nhiễm nấm: Móng chân, móng tay là hai vị trí rất dễ bị nhiễm nấm. Bởi vi khuẩn nấm rất dễ sinh sôi và phát triển ở môi trường ẩm. Khi bị nhiễm nấm, móng chân cũng sẽ chuyển sang màu đen và có mùi nhẹ.

Móng chân bị tím tái do bị ung thư hắc tố da (melanoma): Đây là một dạng bệnh lý nghiêm trọng và nguy hiểm nhất khi gặp tình trạng móng chân bị tím đen. Với bệnh lý này, đốm đen sẽ không rõ ràng ngay mà đổi màu một cách từ từ. Vì vậy, nếu thấy biểu hiện này, hãy đi khám ngay.

Móng chân bị tím đen có nguy hiểm không

Như đã nói ở trên, móng chân bị tím tái thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, mức độ nguy hiểm cũng còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. 

Nếu móng chân bị tím đen do chấn thương, bạn sẽ không cần quá lo lắng bởi đó chỉ là tình trạng tích tụ máu bên trong và cũng sẽ rất nhanh hồi phục. Tuy nhiên, nếu móng chân bị nấm, bạn sẽ cần phải tìm cách điều trị ngay để tránh tình trạng nấm lan rộng gây tổn thương móng nghiêm trọng.

Móng chân bị tím đen có nguy hiểm không

Khi móng chân bị đen cần theo dõi để phát hiện tình trạng bệnh lý

Ngoài ra, nguy hiểm hơn cả là bệnh lý ung thư da hắc tố bởi nó khá phức tạp.  Tình trạng rất dễ bị nhầm lẫn với chấn thương nên thường sẽ bị phát hiện muộn và đó chính là điều rất nguy hiểm khiến bệnh bị nặng hơn. Vì vậy, khi thấy móng chân bị tím đen bạn không nên chủ quan mà hãy theo dõi thường xuyên, nếu tình trạng vết đen không thuyên giảm kể cả khi móng mới mọc lên, bạn phải tới bệnh viện kiểm tra ngay.

Móng chân bị tím phải làm sao?

Khi móng chân bị tím phải làm sao là thắc mắc được quan tâm nhất để bạn có thể chủ động trong việc điều trị. Theo các chuyên gia, tùy vào nguyên nhân mà bạn có thể xử lý sao cho đúng cách. 

Nếu như móng chân bị tím tái do chấn thương, bạn thậm chí không phải làm gì cả, vết tím đen sẽ tự động biến mất khi móng phát triển. Tuy nhiên nếu một thời gian, móng đã mọc dài nhưng vết tím đen vẫn không hết thì hãy nghĩ đến nguyên nhân bệnh lý khác, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý tốt nhất.

Móng chân bị tím phải làm sao

Cần tìm hiểu nguyên nhân móng chân bị tím đen để có hướng xử lý tốt nhất

Còn với tình trạng móng chân bị nhiễm nấm. Nếu phát hiện sớm và ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng nấm bôi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng với các trường hợp đã trở nặng, thuốc sẽ không có tác dụng nữa, bạn cần phải điều trị bằng liệu pháp laser.

Trong trường hợp móng chân bị tím tái liên quan đến các bệnh lý vốn có của bạn như tiểu đường, thiếu máu,… Bạn sẽ thực hiện điều trị nguyên nhân tiềm ẩn theo chỉ định của bác sĩ.

Móng chân bị tím tái có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này cũng như phát hiện sớm các bệnh lý liên quan để có hướng xử lý kịp thời, tốt nhất.

Bài viết cùng chuyên mục